Cấu trúc chung của hệ thống điều khiển dùng PLC

Các bộ điều khiển có thể lập trình được – PLC (Programmable Logic Controller) hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống điều khiển tự động. PLC được nhiều hãng chế tạo, và mỗi hãng có nhiều họ khác nhau, và có nhiều loại trong mỗi họ, chúng khác nhau về tính năng và giá thành, phù hợp với mức độ bài toán đơn giản hay phức tạp.

Ngoài ra còn có các bộ ghép nối mở rộng cho phép liên kết nhiều bộ PLC nhỏ (thành mạng PLC) để thực hiện các chức năng phức tạp, hay giao tiếp với máy tính để tạo thành một mạng tích hợp, thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, điều khiển một quá trình công nghệ phức tạp hay toàn bộ một phân xưởng sản xuất. Mặc dù vậy, một hệ thống điều khiển dùng bất kỳ loại PLC nào cũng đều có cấu trúc như hình
Cấu trúc chung hệ thống điều khiển dùng PLC
Trong đó:
– Thiết bị đầu vào: gồm các thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển, thường là nút nhấn, cảm biến …
– Input/Output: các cổng nối phía đầu vào/ra của PLC.
– Cơ cấu chấp hành: gồm các thiết bị được điều khiển, thường là chuông, đèn, cuộn dây contactor,
cuộn dây relay trung gian …
– Chương trình điều khiển (CTĐK): là chương trình định ra qui luật thay đổi tín hiệu output phía đầu ra của PLC theo sự thay đổi của tín hiệu input phía đầu vào theo như mong muốn. Các CTĐK được tạo ra bằng cách sử dụng bộ lập trình chuyên dụng cầm tay (hand-held programmer hay PG = programmer) hoặc chạy phần mềm điều khiển trên máy tính PC và được nạp vào PLC thông qua
cáp, nối giữa PLC và PC hoặc PG.

Cần chú ý là chương trình để điều khiển hệ thống chạy trên PLC, do đó không cần có máy tính hay bộ lập trình để chạy PLC, chúng chỉ đóng vai trò bộ lập trình hay bộ giám sát hoạt động thông qua việc trao đổi thông tin với PLC.

Đăng nhận xét